Cây núc nác

Cây núc nác

Cây núc nác là cây thuốc quý, vỏ cây dễ cây, lá và hạt đều có thể làm thuốc rất tuyệt vời cho nhiều loại bệnh.
Vỏ cây núc nác có tính mát, có tác dụng chống viêm da, mụn nhọt, vẩy nến, dị ứng.. chữa kiết lỵ, tiêu chảy, ho, áp xe vú, đau vú...
Hạt cây núc nác chữa ho lâu ngày, viêm phế quản, dau dạ dày...


Cây núc nác
Cây núc nác
Thông tin

Cây núc nác có tên khoa học Oryxylum indicum(L.), Vent (hoặc tên khác là Bigninia indica L., Calosanthes indica Blume.

Tên gọi ở Việt Nam: So đo thuyền, Lin may, Mộc hồ điệp, Ung ca , K’nốc, Nam hoàng bá, Hoàng bá nam, Thiêu tầng chỉ, Bạch ngọc nhi, Thiên trương chỉ, Triểu giản. Cây này mọc phân bố trên khắp cả nước ta. Ngoài ra còn thấy mọc ở các nước như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Ðộ, Lào, Campuchia…

Cây to cao 7 – 12m, có thể cao tới 20 – 25m, thân nhẵn, ít phân nhánh, vỏ cây màu xám tro, nhưng khi bẻ có màu vàng nhạt. Lá to 2 – 3 lần kép lông chim, dài tới 2m. Quả nang to, dài tới 50 – 80cm, rộng 5 – 7cm, trong chứa hạt, bao quanh có một màng mỏng, bóng và trong, hình chữ nhật.

Thành phần hóa học

-   Vỏ thân Núc nác chứa một ít ancaloit, tanin và một số dẫn xuất flavonoit ở dạng tự do hay heterozit.

-   Những chất flavonoit thường thấy là:

+   Oroxylin A: Công thức thô C6H12O5 cấu trúc là 5-7 dihydroxy 9-methoxy flavon, trọng lượng phân tử 284. Tinh thể màu vàng chanh, độ chảy 230-2320C, tan trong cồn, axeton, benzen nóng, trong kiềm, ête, axit axetic đặc.
+ Baicalein hay noroxylin: 5-6-7 trihydroxyflavon, công thức phân tử C5H10O5, trọng lượng phân tử 270,20, tinh thể màu vàng, hình lăng trụ, độ chảy 264-2650C, tan trong ethanol, methanol, ête, axeton, etylaxetat, axit axetic đặc, trong kiềm loãng và cho màu vàng thẫm, axit sunfuric đặc cho màu vàng có huỳnh quang lục. Ít tan trong cloroform, nitrobenzen.
+ Crysin: 5-7 dihydroxyflavon công thức thô C15H10O4, trọng lượng phân tử 254,23 có tinh thể màu vàng nhạt, chứa trong vỏ rễ , độ chảy 276 oC. Không tan trong nước, tan trong dung dich kiềm. Ít tan trong cồn cloroform, ête. Có thể thăng hoa được.
+ Tetuin: là baicalein kết hợp với glucoza ở vị trí 6. Có tinh thể màu vàng nhạt, độ chảy 112-1140C.

-   Hạt Núc nác có chứa một chất kiềm màu vàng, một chất dầu béo chứa 80.4% axit oleic, các axit panmitic, stearic, và có thể cả axit lignoxeric. Ngoài ra, hạt có chứa ellagic axit. (Vasanth et al., 1991). Yan R et al., (2011) đã báo cáo có 19 hợp chất khác nhau được phân lập từ hạt. 


-  Vỏ rễ chứa chrysin, baicalein, biochanin-A, và acid ellagic. Oroxylin A, chrysin, triterpene axit cacboxylic và axit ursolic được tìm thấy trong vỏ quả (Suratwadee et al 2002).


Bộ phận dùng


  • Vỏ Núc nác: Tên gọi khác là hoàng bá nam (Cortex Oroxyli). Dược liệu có màu nâu nhạt, trên có rất nhiều sẹo của cuống lá cũ, và rất nhiều những đám nhỏ nổi lên, mặt trong khi còn tươi có màu vàng nhạt, không mùi, vị đắng, hơi hắc.
  • Hạt Núc nác: có tên là mộc hồ điệp (mộc là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hình dạng giống như con bướm (Semen Oroxyli). Quả ăn có vị đắng, tính mát; hạt có vị đắng, tính mát, đi vào hai tạng can và phế.
Vỏ cây núc nác khô
Vỏ cây núc nác khô


Dược tính

Các nghiên cứu trên đều cho thấy tác dụng chống oxy hóa trong tất cả các bộ phận của cây nhưng vẫn không khẳng định được rằng bộ phận nào của cây có hoạt tính chống oxy hóa in vitro và in vivo cao nhất. Tính kháng khuẩn đã được nghiên cứu trên vỏ rễ và vỏ thân cây. Thuốc trừ giun sán, chống loét, điều hòa miễn dịch đã được nghiên cứu trên vỏ rễ. Chống viêm được thực hiện trên lá và vỏ thân.

Dựa trên kết quả lâm sàng dùng vỏ Núc nác chữa dị ứng của bệnh viên Việt –Tiệp Hải Phòng, I. I Brekhman và P.P. Gôlicôv tại Viện nghiên cứu hoạt chất sinh vật của chi nhánh Xibêri Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cũ, năm 1965 đã thí nghiệm trên thực nghiệm vỏ cây Núc nác Việt Nam và đã đi tới một số kết luận sâu đây:


  • Các kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm đã xác minh kinh nghiệm nhân dân là vỏ Núc nác có tác dụng rõ rệt chống dị ứng.
  • Núc nác tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân bất lợi từ bên ngoài vào cơ thể. Độc tính của vỏ Núc nác rất thấp: LD 50 của vỏ Núc nác đối với chuột nhắt trắng là 23ml dịch chiết vỏ Núc nác 100% trên 1 kg thể trọng.
  • Núc nác làm giảm độ thấm của mạch máu trên chuột đã gây mẫn cảm bằng lòng trắng và không có ảnh hưởng đối với sự thấm mạch máu trên chuột được gây mẫn cảm bằng huyết thanh ngựa trộn với dầu parafin.
  • Núc nác không có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của hiện tượng Actuýt Sakharôv, nhưng quá trình hồi phục trên thỏ thí nghiệm đã được gây mẫn cảm xảy ra nhanh hơn là trên thỏ đối chứng.
  • Núc nác ức chế vết sưng phồng do lòng trắng trứng gây ra. Tác dụng chống viêm của Núc nác vẫn còn tồn tại sau khi đã cắt bỏ tuyến thượng thận.
  • Trên những con vật được gây mẫn cảm, tác dụng chống viêm thể hiện mạnh hơn là trên những con vật không được gây mẫn cảm.
  • Do ảnh hưởng của vỏ Núc nác, độ thấm của mạch máu giảm xuống tại nơi tiêm trong da formandehid và histamin. Khi gây viêm bằng xylen, Núc nác không có ảnh hưởng trên độ thấm của máu.



Cây núc nác Cây núc nác Reviewed by Admin-DNQM on tháng 12 22, 2017 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.